Nha-mat-me-vao-he-gach-aac

Để giảm bớt nhiệt lượng trong ngôi nhà, nhiều hộ gia đình đã sử dụng các thiết bị làm mát, điều hòa. Đây là những giải pháp gây hao tổn điện năng tiêu thụ rất lớn, đẩy các chi phí sinh hoạt lên cao. Nhằm tránh bị phụ thuộc vào những thiết bị này, các giải pháp chống nóng tự nhiên đảm bảo cho ngôi nhà mát mẻ hơn khi vào hè hiện đang được rất nhiều người quan tâm.

Sử dụng rèm che nắng

Su-dung-rem-che-nang-cho-ngoi-nha
Sử dụng rèm che nắng bằng các chất liệu mỏng giúp ngôi nhà mát mẻ hơn khi vào hè

Khoảng 30% lượng nhiệt không mong muốn vào nhà từ vị trí cửa sổ. Vì vậy, rèm cửa chính là “trợ thủ đắc lực” giúp ngôi nhà tránh nóng hiệu quả. Hãy kéo rèm cửa lại từ sau 9h sáng và đóng kín trong suốt thời gian ban ngày. Đây là thời điểm mà mặt trời phát sinh nhiều tia cực tím không có lợi cho làn da và làm tăng nhiệt độ ngôi nhà.

Trồng nhiều cây xanh để ngôi nhà mát mẻ hơn

trong-cayTrong-cay-xanh-cho-ngoi-nha-mat-me
Trồng nhiều cây xanh giúp cho ngôi nhà mát mẻ hơn khi vào hè

Trồng cây được xem là biện pháp truyền thống nhưng mang lại hiệu quả hơn cả. Các cây leo bám sát xung quanh nhà hay gần tường có khả năng hút bụi, giảm khí CO2, giúp không khí trong lành. Vì vậy, cây xanh chính là giải pháp hoàn hảo giúp giảm nhiệt khi vào hè, biến môi trường sống trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng các chậu cây nhỏ ở phần không gian phía bên trong thì lưu ý nên chọn những cây dễ chăm sóc, không cần quá nhiều ánh sáng.

Tối giản cách bày trí vật dụng trong nhà

Bo-tri-lai-noi-that-giup-ngoi-nha-mat-m
Bày trí nội thất lại một cách tối giản giúp ngôi nhà mát mẻ hơn khi vào hè

Việc lược bỏ hết các đồ vật không cần thiết và bố trí chúng lại đơn giản hơn sẽ giúp gió dễ lưu thông vào nhà, khiến không gian sống thêm phần thoáng đãng. 

Ngoài cách thức bố trí nội thất theo công dụng của chúng, các gia chủ cũng nên lưu ý đến màu sắc của đồ đạc. Hạn chế sử dụng các màu nâu, đen, xám đậm hay những màu thuộc gam nóng như đỏ, cam, vàng… Thay vào đó, nên chọn những màu tone lạnh, có khả năng hấp thụ nhiệt kém như trắng, xanh nhạt, bạc hà… để làm màu chủ đạo cho các vật dụng nội thất. 

Đặc biệt, cần chú trọng việc thay đổi chất liệu nội thất trong nhà bằng các loại vải viscose, satin… ngay từ khi vào hè. Những loại vải này có đặc tính mỏng, mát, ít hấp thụ nhiệt, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho người sử dụng.

Cách nhiệt khu vực tường, trần nhà bằng EPANEL ALC

xay-tuong-vach-ngan-bang-alc-epane
Xây tường vách ngăn bằng tấm EPANEL ALC
nha-o-dan-dung-xay-bang-alc-epanel
Hoàn thiện công trình nhà ở dân dụng được xây bằng 100% EPANEL ALC

EPANEL ALC được xem như giải pháp lâu dài giúp giảm nhiệt lượng trong nhà một cách tối ưu. Đây là sản phẩm phát triển nên từ vật liệu gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC EBLOCK. Khi sử dụng để làm trần nhà, tường, vách ngăn sẽ giúp giảm nhiệt độ trong nhờ xuống thấp hơn 10°C so với nhiệt độ ngoài trời. Song, điều đặc biệt là khi vào đông thì nhiệt độ trong nhà sẽ ấm hơn 20°C so với ngoài trời. 

Hiện tượng này xảy ra là bởi sản phẩm không những có khả năng giảm nhiệt lượng xâm nhập vào bên trong nhà mà còn có khả năng tăng phản xạ nhiệt từ ánh mặt trời. Như vậy, những ngôi nhà được thiết kế và xây dựng với phần trần, tường có cách nhiệt ngay từ đầu sẽ giảm được lượng bức xạ xâm nhập vào bên trong. Đặc biệt là những căn nhà theo hướng Tây. 

Hơn thế, ngoài khả năng cách nhiệt một cách tuyệt vời, sản phẩm còn được ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt khác như: 

– Chống cháy vượt trội lên đến 4h

– Cách âm vượt bậc 

– Trọng lượng siêu nhẹ, đẩy nhanh tiến độ thi công

– Độ bền vững chắc, cường độ chịu lực cao

BẢNG SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP TƯỜNG

Tiêu chí so sánh

Gạch Nung

Gạch AAC

ALC Panel

Gạch XMCL

Hình ảnh/Kích thước

180*80*80m m

600*200/400/75~200m

m

800~1500*600*75~2

00mm

390*190*90~190mm

Tiêu chuẩn áp dụng

TCVN 1450:2009

TCVN 7959:2017

TCVN 7959:2017

TCVN 6477:2016

Thành phần cấu tạo

Đất sét, than, nước

Cát, xi măng, vôi, bột nhôm, nước

Cát, xi măng, vôi, bột nhôm, nước

Mi bụi, xi măng, tro bay

Tỷ trọng (kG/m3)

1500 ~ 1800

470 ~ 720

470 ~ 720

1500 ~ 1900

Cường độ nén (MPa)

3,5 – 5 – 7,5 – 10 – 12,5

3,5 – 5 – 7,5

3,5 – 5 – 7,5

5 – 7,5

Độ co khô (mm/m)

~0.1

≤ 0.2

≤ 0.2

~2

Cách âm (dB)

28

38~50

38~50

N/A

Chống cháy (giờ)

1 ~ 2

3~4

3~4

2

Độ dẫn nhiệt (w/mk)

0,814

0,11~0.16

0,11~0.16

1.03