so-sanh-gach-xay-nha

Người Việt có câu “an cư lạc nghiệp”, ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Chính vì vậy, việc xây dựng một ngôi nhà là rất quan trọng và các yếu tố vật liệu mà trong đó những viên gạch đóng góp một vai trò lớn vào công đoạn thi công lên ngôi nhà như bản thiết kế. Tuy nhiên, mỗi loại gạch xây nhà lại mang một đặc tính riêng và cũng rất đa dạng chủng loại. Hôm nay, New Era Home mời bạn đọc theo dõi hết bài viết dưới đây để có được những lựa chọn phù hợp nhất.

so-sanh-gach-xay-nha
So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung

Mỗi viên gạch nhỏ được xếp chồng lên nhau cùng các vật liệu khác sẽ từng bước hiện thực mơ ước của gia đình bạn. Hiện nay gạch được chia làm 2 loại chính đó là gạch đất nung truyền thống và gạch không nung. Trong từng loại đó còn có rất nhiều loại hơn nữa.

Chọn gạch xây nhà bằng gạch đất nung

Gạch đất nung hay còn gọi là gạch đỏ là một loại gạch truyền thống được sử dụng từ rất lâu. Gạch thường được sản xuất bằng cách lấy đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi nhuyễn. Sau khi đất sét đã được nhồi nhuyễn thì tiếp công đoạn đưa vào khuôn (bằng máy hoặc thủ công) để tạo hình viên gạch. Viên đất sét sau khi được tạo hình sẽ đem phơi hoặc sấy cho khô. Gạch được phơi khô sẽ được chuyển đến công đoạn cuối để thành những viên gạch xây nhà cứng cáp là vào lò nung. Gạch sẽ được nung nhiều tiếng đồng hồ sau khi chuyển sang màu đỏ nâu sẽ được lấy ra và để nguội. 

Gạch nung được chia ra làm 4 loại như sau:

Gach-do-xay-nha
Gạch nung là loại gạch truyền thống được chọn xây nhà một cách phổ biến trước đây

Gạch đất nung đặc

Gạch đất nung đặc (gạch đặc) có kích thước trung bình khoảng: chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 55mm). Khối lượng 2- 2.5 kg/viên. Gạch đặc được chia làm 3 loại, có chất lượng giảm dần A1, A2, B. Với những hạng mục công trình yêu cầu độ chịu lực cao như hồ nước, hầm móng, bể phốt…thì gạch đặc là sự lựa chọn hàng đầu với khả năng chịu lực cùng chống thấm tốt. Hơn nữa với những công trình hướng đến sự cổ kính thì gạch đặc sẽ không chỉ mang lại độ bền mà còn là sự thẩm mỹ cao. Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm này là có khả năng chịu lực cao, chống thấm nước tốt. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao hơn các loại gạch rỗng. Có trọng lượng nặng, làm ảnh hưởng tiến độ thi công.

Gạch 2 lỗ (gạch thông tâm)

Gạch thông tâm có kích thước viên gạch: chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 55mm), màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, mỗi viên có 2 lỗ vì thế thường được gọi là gạch 2 lỗ. Loại gạch này thường sử dụng tại những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm. Điển hình như những khoảng tường ngăn phòng trong nhà cấp 4. 

Nhờ có các lỗ thông nên sản phẩm này mang ưu điểm nhẹ hơn và khả năng cách âm cách nhiệt hoàn hảo,  chính vì vậy hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của các công trình xây dựng  dân dụng và công nghiệp, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ nhà mà vừa giảm bớt sự vất vả cho người thợ xây dựng. Nhược điểm là khả năng chịu lực, chống thấm kém, nên nếu dùng làm tường bao hoặc tường vệ sinh, bề mặt tường sẽ bị mốc.

Gạch 4 lỗ

Gạch đỏ 4 lỗ có kích thước: chiều dài 190 x chiều rộng 80 x dày 80 (mm). Viên gạch có màu đỏ nhạt hoặc đỏ cam với 4 lỗ giữa. Gạch 4 lỗ sẽ được dùng vào các công trình có tường dày 100mm hoặc những tòa nhà cao tầng. Có ưu điểm trọng lượng nhẹ nên tiến độ xây dựng được đẩy nhanh cùng và tiết kiệm sức lực của thợ. Giá thành phải chăng giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí. Đây là loại gạch xây nhà được sử dụng nhiều nhất. Nhược điểm là khả năng chống thấm và chịu lực không cao nên thường sử dụng xây tường ngăn phòng. Khả năng cách âm, cách nhiệt cũng hạn chế. 

Gạch 6 lỗ (gạch Tuynel)

Đây là loại gạch nhiều lỗ thông tâm, có kích thước khá lớn với chiều dài 220 x chiều rộng 105 x dày 150mm. Gạch 6 lỗ có màu đỏ nhạt và màu đỏ đậm đặc trưng. Loại gạch này thường được sử dụng để xây tường nhà. Mang ưu điểm tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như nhân công, rút ngắn thời gian thi công. Đặc biệt với trọng lượng nhẹ sẽ làm giảm đi đáng kể áp lực lên công trình. Có nhiều lỗ nên khả năng cách nhiệt tốt. Nhược điểm Chống thấm và chịu lực kém, khi bắt vít treo TV, điều hoà,… cần chú ý cẩn thận khi khoan tường.

Chọn gạch xây nhà bằng gạch không nung

Gạch không nung là loại gạch được làm từ chất liệu như xi măng, xỉ than, tro,… được đóng rắn tạo hình đạt tiêu chuẩn các chỉ số đặc thù và không cần qua lò nung nhiệt như gạch đỏ. Để tăng độ bền và rắn chắc cho gạch không nung, nhà sản xuất thường tăng lực ép, lực rung hoặc cả hai để nguyên liệu kết dính chặt với nhau. Do tính chất không cần nung nóng gây tiêu tốn nhiên liệu, năng lượng và làm ảnh hưởng đến môi trường như gạch đỏ nên gạch không nung được các tổ chức môi trường khuyến khích người dân sử dụng. Các loại gạch không nung phổ biến:

gach-khong-nung-la-gi
Thông thường các loại gạch sẽ phải nung ở nhiệt độ cao mới đạt được độ rắn chắc. Còn với gạch không nung chúng sẽ được định hình và đạt các chỉ số cơ học mà không cần tới nhiệt độ.

Gạch bê tông

Loại gạch này có cách sản xuất giống như trộn bê tông, trộn đều rồi đổ khuôn định hình. Gạch bê tông khá nặng nên thường được ưu tiên lựa chọn dùng cho nền móng. Mặc dù không còn phổ biến như trước nhưng vẫn có nhiều địa chỉ cung cấp loại gạch này.

  • Ưu điểm: Gạch bê tông có giá thành rẻ, độ dày cao, tiết kiệm được chi phí. Chịu trọng lực tốt, chịu được rung chấn cường độ lớn. Đây là luôn là đáp án được ưu tiên chọn lựa cho câu hỏi nên xây nhà bằng gạch nào tại các công trình lớn.
  • Nhược điểm: Vì trọng lượng của loại gạch này lớn nên thi công xây dựng bằng gạch bê tông thường tốn thời gian và công sức.

Gạch bê tông bọt

Gạch bê tông bọt có nguyên liệu và cách sản xuất đơn giản hơn so với gạch chưng áp AAC. Trọng lượng của loại gạch này chỉ bằng một nửa gạch thông thường với kích thước 100x200x400mm. Loại gạch này thường được sử dụng để thi công tường ngăn, nền hoặc kệ để đồ…

  • Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ giúp thi công nhanh, giá thành rẻ nên tiết kiệm được chi phí. Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
  • Nhược điểm: Chống thấm còn kém.

Gạch nhẹ chưng áp – Gạch AAC

Gạch nhẹ chưng áp là loại gạch làm từ hỗn hợp xi măng, cát đá nghiền mịn, vôi, thạch cao, nước và hợp chất nhôm. Loại gạch này có lỗ rỗng bên trong để hạ thấp chi phí vật liệu và trọng lượng. Gạch chưng áp có nhiều kích thước với trọng lượng riêng giao động từ 350 – 850kg/m3. Loại gạch này nhẹ bằng ½ gạch đỏ đặc, 2/3 gạch đỏ 2 lỗ. Sử dụng gạch nhẹ chưng áp có thể giảm tải trọng của toà nhà cũng như giảm chi phí cho gia chủ.

Gach-be-tong-nhe-EBLOCK
Gạch bê tông nhẹ trở thành xu hướng chọn gạch xây nhà tong những năm gần đây nhờ tính năng bảo vệ môi trường cao
  • Ưu điểm: Giá thành rẻ nên tiết kiệm chi phí vật liệu. Trọng lượng nhẹ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Khả năng cách âm cách nhiệt tốt, độ bền và tính chính xác cao, chịu được rung chấn mạnh, đặc biệt rất thân thiện với môi trường.
  • Nhược điểm: Khả năng chống thấm còn yếu, chất lượng sản xuất chưa đồng đều trên thị trường làm người mua gặp khó khăn trong tìm kiếm lựa chọn. Loại gạch này thường được dùng để xây các công trình không yêu cầu cao về chống thấm.

Trong tất cả các sản phẩm trên, gạch AAC là sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, khả năng chống cháy cho công trình giao động từ 2 – 4 tiếng. Hơn thế còn rất thân thiện với môi trường và không làm ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp nên rất được chính phủ khuyến khích sử dụng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại gạch phù hợp để xây nhà đối với từng hạng mục công trình cụ thể. Mỗi loại gạch đều có ưu nhược điểm riêng và được sử dụng trong công năng khác nhau. Qua những thông tin gợi ý ở trên về các loại gạch xây nhà phổ biến trên thị trường, bài viết hi vọng bạn có thể đưa ra những lựa chọn chính xác để có được một ngôi nhà an toàn, bền vững và đúng thiết kế.

THAM KHẢO THÊM:

Công ty Cổ phần Gạch khối Tân Kỷ Nguyên – NEW ERA HOME

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ info@newerahome.vn

–  Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam