vat-lieu-alc-epanel-pccc

Xu thế xây dựng nhà khung thép, khung thép tiền chế rất được ưa chuộng trong nhiều năm qua nhờ tính năng cơ động, độ bền, khả năng chịu lực cao và rút ngắn đến ⅔ thời gian thi công. Tuy nhiên, để tuân thủ các yêu cầu về PCCC, cần kết hợp cùng vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chống nóng cao.

Tại Sao Cần Nâng Cao Khả Năng Chống Cháy Cho Công Trình Khung Thép

op-tru-phong-chay-chua-chay

Sử dụng vật liệu AAC để ốp cột, ốp dầm tăng cường chống cháy cho cấu kiện khung thép nhằm gia tăng giới hạn chịu lửa của công trình và đảm bảo các tiêu chí về an toàn PCCC. 

Trong công tác PCCC, cần phải chú ý ngay từ đầu khâu thiết kế, xin thẩm duyệt PCCC. Trong đó, công trình phải đảm bảo về bậc chịu lửa (đảm bảo ổn định kết cấu chịu lực) và ngăn cháy lan (phân khoang). 

Vật liệu AAC với quy cách lớn và trọng lượng nhẹ, kết hợp với kết cấu khung thép, đã giúp cho các nhà xây dựng giải quyết tốt hơn bài toán về PCCC, nhờ khả năng chống cháy lớn hơn 3 giờ (EI 180) cùng giới hạn chịu nhiệt lên đến 2000°C. 

Đối với kết cấu khung thép, vật liệu AAC hiện đang được ứng dụng rất đa dạng: lắp nền sàn chống nóng thay thế cho sàn bê tông truyền thống; xây tường cách nhiệt thay thế cho gạch truyền thống; ốp kết cấu chống cháy cho công trình.

Ứng Dụng Tấm ALC EPANEL Cho Công Trình Khung Thép

Xây tường cách nhiệt

vat-lieu-alc-epanel-pccc
pccc-alc-epanel

Lắp sàn chống nóng

alc-epanel-pccc

Ốp trụ chống cháy

giai-phap-phong-chay-chữa-chay-alc-epanel
giai-phap-phong-chay-chữa-chay-alc-epanel

Ưu Điểm Tấm Bê Tông Cốt Thép Gia Cường

Nâng bậc chịu lửa

Vật liệu AAC có hiệu quả cao trong việc tăng cường lớp bảo vệ kết cấu và nâng bậc chịu lửa cho phần kết cấu cột thép, dầm thép, đỡ mái từ R15 lên R120. Tuân thủ theo đúng yêu cầu về giới hạn chịu lửa được quy định trong QCVN 06:2021/BXD tại phụ lục F8, F9 và bảng 4.

Theo Quy chuẩn, lớp bảo vệ được bọc quanh cột thép chỉ cần có chiều dày tối thiểu 50mm thì đạt được giá trị về giới hạn chịu lửa kết cấu. Chính vì thế, vật liệu AAC có cốt thép gia cường với độ dày dao động từ 50mm – 200mm đáp ứng tiêu chí nâng bậc chịu lửa cấu kiện.

Tối đa hóa mật độ xây dựng

Thông qua nâng bậc của kết cấu, chủ đầu tư có thể nâng tầng, gia tăng diện tích xây dựng nếu đạt nâng bậc I, II, III. Trường hợp khoảng cách tối thiểu của 2 công trình dưới 9m, chỉ cần xây một tường vách ngăn chống cháy loại I bằng vật liệu AAC. Như vậy, vừa có thể thu hẹp khoảng cách 2 công trình, tối đa hóa diện tích sàn xây dựng, vừa tối ưu phần chi phí tốn kém do mất đi diện tích khai thác. Tuy nhiên công tác xây tường vẫn phải đảm bảo khoảng cách đường cho xe PCCC như quy định hiện hành.

Tối ưu giải pháp phân khoang

Kha-nang-chong-chay

Các công trình nhà xưởng cho thuê, kho vận… vượt quá diện tích tối đa của một tầng trong phạm vị một khoang cháy, cần tuân thủ quy định phân khoang bằng tường ngăn cháy. Thay vì xây một bức tường truyền thống dày 200m, bức tường bằng vật liệu AAC cốt thép chỉ dày 150mm có thể lắp đến tận mái. Là giải pháp phân khoang giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm chi phí, tối ưu kết cấu, tải trọng cũng như công tác lắp dựng. 

Hiện nay, giải pháp phân khoang đã được ứng dụng rộng rãi trong các chuỗi kho vận của nhiều nhà phát triển: BW, KCN, SLP…

Vật liệu danh định

Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phụ lục VII, vật liệu AAC không nằm trong danh mục cần kiểm định, tuy nhiên phải kiểm định mẫu kết cấu. Tuy nhiên, theo QCVN 06:2021/BXD, phụ lục F (Bảng F1), cấu kiện tường xây AAC (có khối lượng thể tích 480kg/m3 – 1.200kg/m3) được Bộ xây dựng công nhận là sản phẩm danh định nên không cần thông qua kiểm định mẫu thử nghiệm. Với một bức tường ngăn cháy loại I có độ dày tối thiểu 140mm sẽ đạt khả năng kháng cháy REI 180. Như vậy, chỉ cần sử dụng vật liệu AAC có độ dày 150mm thì đã hoàn thành tiêu chí đảm bảo an toàn cháy công trình kết cấu khung thép.