san-nhua-van-go

Sàn nhựa hèm khóa SPC, hay còn được gọi là sàn Composite kháng nước EFLOOR hoặc sàn nhựa SPC. Trong đó, SPC là tên viết tắt của Stone Plastic Composite. Ưu điểm của loại vật liệu này là kháng nước, bền bỉ với thời gian và thi công nhanh hơn rất nhiều so với những dòng vật liệu khác. 

Sàn Nhựa Hèm Khóa SPC

Sàn Composite kháng nước EFLOOR được ứng dụng rộng rãi cho cả công trình nhà ở dân dụng và công trình thương mại. Tại các nước Âu, Mỹ, vật liệu này được sử dụng khoảng 60% cho việc sử chữa, làm mới và khoản 40% cho các công trình mới đòi hỏi độ bền và tính thẩm mỹ cao. 

Cấu tạo sàn Composite kháng nước EFLOOR

cau-tao-vat-lieu-lat-san-spc
Cấu tạo sàn Composite kháng nước EFLOOR

Lớp trên cùng (UV)

Lớp trên cùng của sàn là một loại vật liệu trong suốt có tác dụng chống trơn trượt, chống nước và chống bám bẩn. Chức năng quan trọng nhất của nó là chống trầy xước, bảo vệ lớp họa tiết bên dưới và ngăn bay màu dưới tác động của ánh sáng, tia UV

Lớp Wear Layer (PVC Embossed Layer)

Là lớp vật liệu trong suốt có độ bền cao để chống mài mòn, chống thấm, chống ẩm mốc để tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

Lớp họa tiết, hoa văn (High Definition Photographic Layer)

Còn gọi là lớp film, đây là lớp tạo màu, hoa văn, vân gỗ, vân đá…Phần họa tiết này được làm từ các Film khá đa dạng về mẫu mã nên có thể dễ dàng tìm được loại sàn có phong cách thiết kế phù hợp với không gian nội thất.  

Lớp lõi (SPC Core)

Đây là lớp lõi nhựa đá dày đặc, không thấm nước giúp làm cứng và độ ổn định cho tấm SPC.

Kết hợp cùng các loại hèm khóa thông minh giúp việc thi công lắp đặt dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn. 

Lớp đáy (Foam Backing Underlay)

Có chức năng cân bằng, giữ cho sàn không bị cong, uốn, tăng khả năng cách âm và dễ dàng thuận tiện thi công trong trường hợp sàn có sai số

Đặc điểm sàn SPC EFLOOR

Nhờ kế thừa các ưu điểm của các loại ván sàn đi trước và khắc phục được những hạn chế, sàn SPC EFLOOR có thể được dùng để lắp đặt cho mọi không gian với mọi loại công trình (không lắp đặt cho khu vực ngoài trời).

– Kháng nước tuyệt đối 100%

– Tính thẩ mỹ cao, mẫu mã đa dạng

– Không chất chất gây ung thư Formaldehyde 

– Thi công nhanh chóng, dễ dàng vệ sinh

Đặc biết, so sàn LVT truyền thống, sàn nhựa SPC có xu hướng dày hơn, thường dao động từ 3mm – 7mm, trong khi các loại sàn khác sẽ là 4mm hoặc nhở hơn. Đặc tính này cũng giúp cho người dùng có trải nghiệm êm chân hơn khi di chuyển và tất nhiên chất lượng cũng vượt trội hơn. 

So Sánh Sàn Nhựa SPC Với Các Loại Sàn Khác

Top 10 map vân gỗ best seller của sàn Composite kháng nước EFLOOR

Sàn nhựa SPC và sàn nhựa dán keo

 

Sàn nhựa hèm khóa SPC

Sàn nhựa dán keo

Ưu điểm

– Lắp đặt nhanh gọn, dễ dàng nhờ hệ thống khóa hèm thông minh.

– Chống nước 100%, lắp đặt được ở cả những nơi tiếp xúc với nước thường xuyên.

– Không bị mối mọt, bền đẹp với thời gian.

– Bền bỉ với thời gian, có thể sử dụng đến trọn đời.

– Không độc hại, an toàn sức khỏe người sử dụng

– Khả năng thay thế tốt khi vì dễ tháo gỡ và lắp đặt

– Gọn nhẹ, thuận tiện di chuyển tới nhiều địa điểm thi công.

– Giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu lắp sàn đơn giản.

– Không bị mối mọt, nấm mốc.

– Khó thay thế bởi chúng liên kết với mặt nền bằng keo dán

Nhược điểm

– Là sản phẩm cao cấp trong dòng sàn nhựa nên giá thành cao hơn các loại còn lại.

– Ván khá mỏng nên hạn chế kê hoặc di chuyển vật nặng trên sàn.

– Tuổi thọ không cao bằng sàn nhựa hèm khóa.

So sánh độ bền và chất lượng SPC và PVC

Sàn SPC

Sàn PVC

– Khả năng chống thấm nước 100%, chống ẩm và mối mọt tốt

– Tính thẩm mỹ cao nhờ lớp vân gỗ không khác gì vân gỗ tự nhiên và rất nhiều loại họa tiết khác.

– Sàn SPC bền màu, giữ được độ sáng và bóng lâu dài nhờ lớp khán UV bên ngoài

– Khả năng chống bong tách lớp và độ bền cao nhờ lớp bảo vệ và lớp lõi SPC dày dặn. Do đó, khi xuất hiện va đập, bề mặt sàn không bị lõm hay lưu dấu đồng thời khả năng giảm thanh cũng cực kỳ tốt

– Không thấm nước, kháng khuẩn và nấm mốc.

– Giảm thanh tốt khi có va chạm.

– Độ đàn hồi cao nhờ liên kết các phân tử PE. Nhờ đó, sàn PVC vẫn giữ được độ bền khi gặp lực tác động mạnh.

So sánh về 3 sản phẩm SPC, LVT, WPC

 

SPC

LVT

WPC

Chống phai màu

Vừa phải

Vừa phải

Vừa phải

Chống bám bẩn

Cao

Vừa phải

Vừa phải

Chống biến dạng

Cao

Thấp

Vừa phải

Chống trầy xước

Cao

Vừa phải

Cao 

Chống thấm

Cao

Cao

Cao 

Vệ sinh & Bảo trì

Dễ dàng

Dễ dàng

Dễ dàng

Lắp đặt

Nhanh chóng

Nhanh chóng

Nhanh chóng

Giá

Hợp lý

Rẻ

Hợp lý

So sánh với các dòng vật liệu khác

Sàn nhựa SPC

Vật liệu ốp sàn khác

Chống ẩm, chịu nước tốt, không lo bị lạnh, nồm ẩm khi thời tiết thay đổi. 

Sàn gạch: đi thấy lạnh chân, thời tiết thay đổi có thể bị nồm ẩm rất khó chịu.

Thiết kế vân gỗ đẹp, sang và thân thiện, an toàn với người dùng. Dễ dàng thi công, vệ sinh, bảo dưỡng.

Thảm trải: Dễ bám bẩn, khó vệ sinh, tuổi thọ thấp

Khả năng chống xước cực tốt. Không lo bị co ngót, biến dạng, cong vênh khi sử dụng.

Sàn gỗ tự nhiên: bề mặt dễ bị trầy xước. Gỗ xử lý không đảm bảo dễ xuất hiện biến dạng, co ngót sau một thời gian sử dụng.

Không lo bị mối mọt, mục nát. Và đặc biệt không có mùi hôi khi ngập nước.

Sàn tre: dễ bị ngấm nước và bị mối mọt phá hoại

Là vật liệu nhựa cứng, nên an toàn cho sức khỏe người dùng. Tấm ốp sàn nhựa SPC chắc chắn, cứng cáp.

Sàn nhựa PVC: sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế nên không đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường.

Nhựa PVC có đặc tính mềm dẻo nên không chắc chắn như nhựa cứng. Nếu bị ngập nước có thể có mùi hôi có nhựa.

Không chứa Formaldehyde: Nhờ công nghệ hèm khóa thông minh nên không sử dụng keo dán, không trải qua quá trình xử lý bằng hóa chất nên an toàn với sức khỏe người sử dụng.

Sàn gỗ công nghiệp: trải qua quá trình xử lý mối mọt nên dễ chứa các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp Qu khách hàng sẽ có được những chọn lựa phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. 

Công ty Cổ phần Gạch khối Tân Kỷ Nguyên– NEW ERA HOME

Liên hệ để được tư vấn:

☎️: +84 28 3526 7177
📭: info@newerahome.vn
🏡: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam